Lãnh đạo là gì? Những phong cách lãnh đạo phổ biến
Trong một tổ chức, hoạt động, doanh nghiệp thường sẽ có người đứng đầu gọi là lãnh đạo. Vậy lãnh đạo là gì, có những phong cách lãnh đạo nào phổ biến, hãy cùng Học viện Doanh nhân VBL tìm hiểu nhé!
Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là người đứng đầu của một tổ chức, hoạt động, đơn vị… có chức năng, vai trò dẫn đầu và thực hiện định hướng để giúp các cá nhân trong tập thể có thể gắn kết và hoạt động mọi việc đúng đắn, nhịp nhàng để xây dựng được mục tiêu chung.
Phẩm chất của người lãnh đạo cần phải tốt, đồng thời các yếu tố như trình độ, năng lực, chuyên môn là điều không thể thiếu. Có những kỹ năng lãnh đạo quản lý mới có thể dẫn dắt cấp dưới hoặc mọi người làm việc hiệu quả, phân chia công việc phù hợp với từng năng lực, thế mạnh của mỗi cá nhân.
Những phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay?
Thực tế có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, nếu bạn đang trên đường tìm hiểu và từng bước trở thành nhà quản lý hay lãnh đạo thì nhất định phải nắm được các phong cách phổ biến, cụ thể:
Lãnh đạo ủy quyền
Người lãnh đạo ủy quyền thường không trực tiếp đưa ra các quyết định, thông thường họ sẽ đặt nhiều niềm tin, tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên cấp dưới của mình. Tuy nhiên họ vẫn có khả năng lãnh đạo hiệu quả nhờ việc sát sao và nắm rõ tình hình thực tế công việc đang diễn ra thông qua nhiều nguồn khác nhau. Kiểu lãnh đạo này sẽ khiến nhân viên cấp dưới cảm thấy mình được giữ vai trò quan trọng do được tin tưởng và phát huy tài năng. Tuy nhiên phong cách lãnh đạo này có thể bộc lộ rõ khuyết điểm nếu cấp dưới tự mình đưa ra các quyết định vượt quyền hạn.
Lãnh đạo dẫn đường
Phẩm chất của người lãnh đạo dẫn đường cần quyết liệt và chính xác bởi họ là người đưa ra mục tiêu và trực tiếp dẫn dắt đội ngũ nhân viên cấp dưới làm mọi cách để có thể về đích trong thời gian ngắn nhất. Kỹ năng lãnh đạo và quản lý này muốn thành công thì cần có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và có sự khao khát, hăng say làm việc. Nhược điểm của phong cách này đó là nhân viên luôn trong tình trạng căng thẳng quá mức và dễ bỏ cuộc giữa đường.
Lãnh đạo chuyên quyền
Người lãnh đạo đi theo phong cách chuyên quyền sẽ kiểm soát toàn bộ mọi thứ từ các quyết định nhỏ đến lớn, không ai có thể can thiệp và lên tiếng sửa đổi quyết định này. Phong cách lãnh đạo này sẽ phù hợp trong các trường hợp cấp bách cần xử lý nhanh, pham chat nguoi lanh dao cần tỉnh táo và am hiểu các vấn đề một cách sâu sắc. Tuy nhiên nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền đó chính là nhân viên cấp dưới sẽ cảm thấy khó chịu vì không được lắng nghe cũng như tôn trọng.
Lãnh đạo chuyên quyền sẽ phù hợp trong các trường hợp cấp bách cần xử lý nhanh
Lãnh đạo dân chủ
Lãnh đạo dân chủ là sự trung hòa giữa lãnh đạo ủy quyền và lãnh đạo chuyên quyền. Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo dân chủ đó là cần biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên để có sự điều chỉnh phù hợp, sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo phong cách lãnh đạo dân chủ thì người lãnh đạo sẽ được nhân viên yêu quý, tôn trọng. Thế nhưng nếu làm trong môi trường công việc nhanh, áp lực, bắt buộc phải đưa ra các quyết định nhanh thì phong cách lãnh đạo này có thể khiến công việc trì trệ và khó đạt chỉ tiêu.
Lãnh đạo phục vụ
Những tổ chức phi lợi nhuận, hướng đến nhân quyền, các đối tượng yếu thế trong xã hội thường áp dụng phong cách lãnh đạo phục vụ. Người lãnh đạo phong cách này thường đặc biệt coi trọng vai trò của từng nhân viên và coi họ ngang hàng với mình. Bởi họ biết rằng tổ chức tồn tại và phát triển phụ thuộc rất lớn vào từng cá nhân.
Lãnh đạo chuyển đổi
Phẩm chất của người lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi đó là đáng tin cậy, tâm lý, khiêm tốn. Họ có tầm nhìn sâu rộng và khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên cực tốt để giúp tất cả mọi người cùng phát triển. Nếu người lãnh đạo đủ sức truyền cảm hứng thì sẽ kích thích, thúc đẩy nhân viên phát huy tối đa năng lực của họ.
Người lãnh đạo chuyển đổi cần có phẩm chất đáng tin cậy, khiêm tốn, tâm lý
Lãnh đạo giao dịch
Phong cách mà người lãnh đạo giao dịch hướng tới đó là thưởng phạt công minh, làm tốt sẽ thưởng, làm không tốt sẽ bị phạt. Người theo phong cách lãnh đạo này cần đảm bảo công tâm trong việc đưa ra cơ chế thưởng phạt.
Lãnh đạo thuyết phục
Phẩm chất của người lãnh đạo theo phong cách thuyết phục đó là ở họ cần có khả năng thu hút, từ đó truyền được cho nhân viên cảm hứng cũng như động lực làm việc thông qua hành động, lời nói.
Thế nào là người có tố chất lãnh đạo?
Tố chất người lãnh đạo là điều cần có ở một lãnh đạo thành công. Họ không chỉ cần có kỹ năng tốt, kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải mang nhiều đặc điểm phù hợp để có thể lãnh đạo hiệu quả. Thường một nhà lãnh đạo tài ba thường sẽ bao gồm các tố chất như:
- Tố chất nhạy cảm (EQ): Đó là khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của bản thân cũng như những người xung quanh, khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới trong thời gian ngắn.
- Tố chất thông minh (IQ): Là khả năng tư duy và phản xạ nhanh nhạy.
- Tố chất tự tin
- Tố chất chính trực
- Tố chất nghị lực
Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo tài ba
Người lãnh đạo giỏi là người không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn phải hội tụ nhiều phẩm chất tuyệt vời. Sau đây là những phẩm chất của nhà lãnh đạo tài ba bạn nhất định phải biết:
Say mê công việc
Phẩm chất của người lãnh đạo quan trọng nhất phải có đó là sự say mê với công việc mình điều hành, đảm nhiệm. Bởi không có sự say mê thì họ sẽ khó có thể dành hết tâm trí cho công việc, không có động lực để cống hiến cho doanh nghiệp. Có sự nhiệt huyết giúp các nhà lãnh đạo đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, các quyết định đúng đắn để đưa tổ chức, đơn vị ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tầm nhìn sâu rộng
Tầm nhìn sâu rộng là phẩm chất cần có ở các nhà lãnh đạo tài giỏi. Tầm nhìn sâu rộng giúp lãnh đạo có thể đưa ra các mục tiêu rõ ràng và xác định phương hướng đúng đắn, chỉ đạo mọi người đi theo để đạt được thành công. Họ cũng sẽ luôn có sự chuẩn bị các phương án dự phòng để đối mặt với những tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra.
Tự tin
Tự tin là phẩm chất của người lãnh đạo không thể thiếu. Chỉ có sự tự tin mới giúp người lãnh đạo trở thành trung tâm, có khả năng dẫn dắt và thu hút người khác làm theo ý kiến cũng như quan điểm của mình. Để đạt được sự tự tin, người.
Sáng tạo
Những người lãnh đạo luôn đi theo khuôn mẫu cũ kỹ lối mòn thì sẽ khó có thể đạt được thành công. Sáng tạo giúp người quản lý, lãnh đạo luôn biết cách đưa ra ý tưởng, giải pháp mới mẻ, chiến lược làm việc hiệu quả. Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, tinh gọn hơn nếu có sự sáng tạo.
Biết lắng nghe
Phẩm chất của người lãnh đạo vô cùng cần thiết tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị đó là biết lắng nghe và thấu hiểu. Khi lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân viên thì lãnh đạo mới thấu hiểu và sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để mang lại sự cân bằng tối ưu.
Là người lãnh đạo cần phải biết lắng nghe và thấu hiểu
Tư duy logic
Những nhà lãnh đạo tài ba nhất thế giới hiện nay đều cần có tư duy logic. Tư duy logic chính là nền tảng để người lãnh đạo đưa ra các suy luận, quyết định đúng đắn, mang tới thành công vang dội cho bản thân và đơn vị, tổ chức mình đang làm việc.
Đáng tin cậy
Giữ chữ tín, đáng tin cậy cũng là phẩm chất của người lãnh đạo cần có trong thời đại hiện nay. Hãy thử tưởng tượng nếu người lãnh đạo đó thường xuyên thất tín thì sẽ khó lòng được nhân viên nể phục, tin tưởng, đối tác sẽ khó lòng đặt niềm tin vào các dự án đầu tư. Người lãnh đạo chắc chắn, điềm tĩnh, đáng tin cậy, thận trọng luôn được đánh giá rất cao.
Ham học hỏi
Không chỉ nhân viên mà các lãnh đạo cũng cần không ngừng học hỏi, tìm tòi và khám phá, tiếp thu các kiến thức mới mẻ và vận dụng vào công việc điều hành, quản lý hàng ngày. Chúng ta dễ dàng có thể nhận thấy các nhà lãnh đạo các công ty lớn, tổ chức lớn họ thường xuyên đọc sách và tham gia nhiều các khóa học, hội nghị để nâng cao trình độ, kiến thức.
Công bằng
Một nhà lãnh đạo giỏi cần phải giữ trong mình sự công bằng, công tư phân minh. Họ cần đối xử với các nhân viên một cách công bằng, không có sự thiên vị hay ưu ái đối với cá nhân nào cụ thể bởi như vậy sẽ khiến những nhân viên khác đố kỵ, ganh tỵ. Có như vậy bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp, tổ chức mới có thể vận hành hiệu quả, trơn tru.
Sự công bằng, công tư phân minh rất cần ở người lãnh đạo
Quyết đoán
Phẩm chất của người lãnh đạo cực kỳ quan trọng đó là tính quyết đoán. Người lãnh đạo mà có sự cả nể hay chần chừ trong việc đưa ra quyết định, sẽ dễ bỏ lỡ những cơ hội tốt hoặc có thể chậm trễ trong việc xử lý các khủng hoảng làm ảnh hưởng đến uy tín đơn vị, tổ chức.
Những kỹ năng lãnh đạo cần rèn luyện
Kỹ năng lãnh đạo là gì? Hiểu đơn giản kỹ năng lãnh đạo là việc người lãnh đạo sẽ dùng các kinh nghiệm, kiến thức và năng lực của mình để định hướng, dẫn dắt mọi người làm việc hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra. Người lãnh đạo tài giỏi cần hội tụ trong mình rất nhiều các kỹ năng:
Kỹ năng hướng dẫn
Thống kê cho biết, 73% doanh nghiệp cho biết kỹ năng quan trọng nhất của người lãnh đạo đó là khả năng hướng dẫn. Người quản lý, lãnh đạo cần nắm được ưu nhược điểm của từng nhân viên để trao quyền, ủy thác trách nhiệm phù hợp, chỉ đạo và thúc đẩy tập thể làm theo đúng công việc với các bước cụ thể, giải thích những chỗ nhân viên chưa hiểu…
Kỹ năng lập kế hoạch – tổ chức – quản lý
Ngoài việc phải có phẩm chất của người lãnh đạo như tự tin, quyết đoán, ham học hỏi…. thì người lãnh đạo giỏi cần biết lập kế hoạch – tổ chức và quản lý. Họ phải sao sát các đầu việc, khi nào triển khai, triển khai như thế nào, quá trình triển khai công việc ra sao… để có sự điều chỉnh và xử lý kịp thời.
Một phẩm chất không thể thiếu của người lãnh đạo chính là lập kế hoạch – tổ chức và quản lý
Kỹ năng quản lý thời gian
So với nhân viên thì các đầu việc mà nhà lãnh đạo cần làm nhiều hơn rất nhiều. Nếu kỹ năng quản lý thời gian không tốt sẽ khiến công việc bị tồn đọng, trì trệ, ảnh hưởng rất lớn đến đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy khi trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải đảm bảo sắp xếp mọi thứ thật hợp lý và chuẩn chỉ như chiếc đồng hồ.
Kỹ năng làm việc nhóm
Bên cạnh kỹ năng làm việc độc lập thì người lãnh đạo cần có kỹ năng làm việc nhóm. Bởi thời đại hiện nay, muốn đi xa thì lãnh đạo cần phải đồng hành cùng với nhân viên, cùng nhau hỗ trợ để hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Muốn làm việc nhóm tốt thì người lãnh đạo cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên, sắp xếp công việc cho nhân viên hợp lý, khoa học.
Kỹ năng xử lý xung đột
Người lãnh đạo cần biết cách xử lý hài hòa và khéo léo các mâu thuẫn nội bộ. Bởi trong môi trường làm việc khó có thể tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn, nó sẽ khiến hiệu suất công việc giảm xuống. Nếu có kỹ năng xử lý xung đột tốt sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nhân viên nghỉ việc do môi trường làm việc không tốt.
Kỹ năng trao quyền
Kỹ năng lãnh đạo tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, kỹ năng lãnh đạo có nghĩa là Leadership skills. Người có kỹ năng lãnh đạo cần có khả năng trao quyền, định hướng giúp đỡ nhân viên có thể thực hiện các ước mơ và sự tự chủ độc lập trong công việc. Trao quyền tốt sẽ giúp người lãnh đạo tạo nên sự tự tin cho nhân viên, và giảm bớt gánh nặng công việc cho chính bản thân mình.
Trao quyền tốt sẽ giúp người lãnh đạo tạo nên sự tự tin cho nhân viên
Kỹ năng phân chia công việc khoa học
Một người lãnh đạo giỏi cần nắm được kỹ năng phân chia công việc dựa theo thế mạnh của từng nhân viên. Lãnh đạo cần có con mắt “tinh đời” để biết được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của nhân viên, từ đó công việc được phân công mới đảm bảo thực hiện tốt và nhanh chóng nhất.
Kỹ năng khích lệ nhân viên kịp thời
Là một nhà lãnh đạo, họ phải biết khích lệ và khen thưởng nhân viên khi nhân viên làm việc tốt. Điều này sẽ khiến nhân viên cảm nhận được mọi sự nỗ lực của mình đã được công nhận xứng đáng. Nhân viên sẽ tiếp tục cố gắng và đem về nhiều thành tích tốt hơn cho công ty.
Kỹ năng truyền cảm hứng
Một lãnh đạo giỏi, thông minh là người cần biết cách sử dụng lời nói, hành động của mình để truyền cảm hứng nhân viên của mình làm việc tốt hơn. Biết cách truyền cảm hứng sẽ khiến nhân viên tinh thần tốt và gắn bó dài lâu với công ty.
Kỹ năng tự động viên bản thân
Công việc của một nhà lãnh đạo rất nhiều và đôi lúc không khỏi khiến họ mệt mỏi, bế tắc. Lúc này bản thân người lãnh đạo cần phải tự mình động viên và khích lệ bản thân để thấy được các điểm mạnh của mình, vượt qua giai đoạn khó khăn và căng thẳng.
Gợi ý 10 cuốn sách kỹ năng lãnh đạo bạn nên đọc
Để có thể nâng cao được kỹ năng lãnh đạo thì bạn có thể tham khảo những cuốn sách đã được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng sau đây:
- Nhà lãnh đạo 4.0 – Harvard Business Review
- Thuật lãnh đạo khởi nghiệp – Derek Lidow
- 21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo – John C. Maxwell
- Lãnh đạo đúng cách – Đừng quàng quạc vào mặt nhân viên – Travis Bradberry
- Nhà Lãnh đạo không chức danh – Robin Sharma
- Cuốn sách nhỏ cho nhà lãnh đạo lớn – John.C. Maxwell
- Leadership On The Line – Nhà Lãnh Đạo Sáng Suốt – Ronald A. Heifetz and Marty Linsky
- Ngôn ngữ thầm lặng của người lãnh đạo – Carol Kinsey Goman
- Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman
- Quản lý 80/20 – Richard Koch
Mỗi cuốn sách này đều tập trung nói về những kỹ năng và phẩm chất mà người lãnh đạo cần học hỏi, trau dồi để bản thân được hoàn thiện, có thể quản lý và điều hành tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị một cách tốt hơn.
Trên đây bài viết đã giúp bạn tìm hiểu những phẩm chất của người lãnh đạo tài ba. Đối với những ai đang trong quá trình phát triển bản thân để trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi trong tương lai thì hãy chú ý đọc thật kỹ các thông tin được cung cấp trong bài viết đề hoàn thiện mình hơn nhé!