(Học viện Doanh nhân VBL) Quản trị tài chính doanh nghiệp gồm 7 chức năng quan trọng: ước tính vốn, xác định nguồn, chọn nguồn vốn, đầu tư quỹ, xử lý thặng dư, quản lý tiền mặt, và kiểm soát tài chính. Các chức năng này giúp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Dưới đây là chi tiết nội dung 7 Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
- Ước tính yêu cầu về vốn
- Xác định thành phần nguồn vốn
- Lựa chọn nguồn vốn
- Đầu tư các quỹ
- Xử lý thặng dư
- Quản trị tiền mặt
- Kiểm soát tài chính
1. Ước tính yêu cầu về vốn
Nhà quản trị tài chính cần lập dự toán các yêu cầu về vốn của doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào chi phí, lợi nhuận dự kiến của các hoạt động với chính sách trong tương lai. Dự toán này phải được thực hiện một cách đầy đủ nhằm tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp.
2. Xác định thành phần nguồn vốn
Khi đã thực hiện các ước tính yêu cầu về vốn, thành phần nguồn vốn phải được xác định. Điều này có liên quan đến phân tích nợ ngắn và dài hạn, phụ thuộc vào tỷ lệ vốn của chủ sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.
3. Lựa chọn nguồn vốn
Nhà quản trị tài chính có thể lựa chọn nguồn vốn để huy động cho doanh nghiệp. Họ cần chọn lọc nguồn vốn có khả năng kiếm tiền lớn nhưng với mức chi phí thấp. Đồng thời cải tạo đòn bẩy để tối đa hóa giá trị cho cổ đông.
4. Đầu tư các quỹ
Nhà quản trị cần quyết định về việc phân bổ ngân sách vào các dự án có lợi nhuận, mang lại doanh thu lớn, đảm bảo an toàn về việc đầu tư có có lợi nhuận thường xuyên.
5. Xử lý thặng dư
Nhà quản trị tài chính cần đưa ra những quyết định về lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, có thể thực hiện theo 2 cách sau:
- Tuyên bố cổ tức: Xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác.
- Lợi nhuận giữ lại: Điều này phụ thuộc vào kế hoạch thay đổi, mở rộng, đa dạng hóa của doanh nghiệp.
6. Quản trị tiền mặt
Nhà quản trị tài chính cần đưa ra những chính sách liên quan đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt trong doanh nghiệp được phân bổ cho nhiều mục đích khác nhau như tiền điện nước, thanh toán cho chủ nợ, đáp ứng khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, mua nguyên vật liệu,...
7. Kiểm soát tài chính
Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần kiểm soát quỹ tài chính kinh tế, thông qua các kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí, kiểm soát lợi nhuận,...